MÃ LỰC LÀ GÌ, ỨNG DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN RA SAO?
Khi sử dụng thiết bị điện như tủ lạnh, máy lạnh, máy bơm người ta thường đánh giá độ mạnh yếu qua chỉ số HP hay còn gọi là mã lực. Vậy mã lực là gì? 1 mã lực bằng bao nhiêu kW? Tất cả những thắc mắc này sẽ được CÔNG TY LINH SƠN giải đáp trong nội dung dưới đây.
Mã lực là gì?
Mã lực thường được sử dụng để đo công suất của các loại máy móc, thiết bị, chẳng hạn như moto, xe máy, điều hòa, máy lạnh… Theo định nghĩa, mã lực là công cần thiết để nâng một vật có khối lượng 75kg lên độ cao 1m trong thời gian 1 giây (1 mã lực = 75kgm/s). Mã lực còn được gọi là ngựa, tên trong tiếng Anh là Horsepower, viết tắt là HP.
Mã lực - đơn vị đo công suất của các loại máy móc, thiết bị
Khái niệm “mã lực” trên được James Watt đưa ra lần đầu tiên vào năm 1782. Sau đó, người ta đã đưa ra nhiều loại mã lực khác nhau để phù hợp với điều kiện từng ngành.
Các loại mã lực hiện nay
Mã lực có nhiều loại như sau:
- Mã lực cơ học (mechanical horsepower): Mã lực này để nói về công suất sức máy.
- Mã lực hệ mét (metric horsepower): Các đơn vị sử dụng cho loại mã lực này là PS, cv, hk, ch, pk, ks, các đơn vị này được dịch ra đều có nghĩa là mã lực.
- Mã lực điện (electrical horsepower): Mã lực điện sử dụng cho các loại máy điện
- Mã lực nồi hơi (boiler horsepower): Dùng để chỉ khả năng hoạt động của lò hơi nhằm cung cấp hơi nước cho động cơ. Khi mới sử dụng, công suất của lò hơi nước gần bằng với công suất của động cơ được cấp bởi lò hơi.
- Mã lực thủy lực (hydraulic horsepower): Đây là đơn vị dùng để ước tính công suất cơ học cần có để tạo ra tốc độ dòng chảy thủy lực đã biết.
- Mã lực thanh kéo (drawbar horsepower): Loại mã lực này được đo đạc cẩn thận, là sức mạnh được tạo ra ở đầu máy có sẵn để di chuyển các vật khác như đầu máy xe lửa hoặc xe máy kéo nông nghiệp…
Ngoài ra còn có 2 loại mã lực khác nữa là:
- Mã lực thuế (tax horsepower): Là một đánh giá phi tuyến tính của xe cơ giới với mục đích thuế.
- Mã lực RAC: được tạo nên bởi Câu lạc bộ ô tô Hoàng gia nước Anh. Được dùng để thể hiện cho sức mạnh của các loại xe hơi ở Anh thời kỳ đầu thế kỷ 20.
Tính đến nay, có khoảng 4 loại mã lực thường được sử dụng, bao gồm: Mã lực cơ học (chính là khái niệm mà James Watt đưa ra), mã lực hệ mét (Metric Horsepower), mã lực điện (Electrical Horsepower, được dùng trong ngành điện) và mã lực nồi hơi (Boiler Horsepower). Trong ngành công nghiệp xe hơi, mã lực cơ học và mã lực hệ mét được sử dụng phổ biến nhất.
1 mã lực bằng bao nhiêu W, kW?
Linh Sơn xin giới thiệu cho quý khách hàng :
Ngày nay, mã lực không còn được dùng phổ biến trong việc đo đạc, tính toán công suất của máy móc, thiết bị như trước nữa, thay vào đó, những đơn vị như BTU, W, kW được ưa chuộng hơn. Vậy 1 mã lực bằng bao nhiêu W, kW?
Trên thực tế, ở mỗi quốc gia, người ta lại có quy ước quy đổi mã lực khác nhau. Chẳng hạn, ở Anh, 1 mã lực = 0,746kW = 746W, trong khi đó ở Pháp, 1 mã lực = 0,736kW = 736W. Chính vì vậy, 1 mã lực khi quy đổi sang kW sẽ có giá trị nằm trong khoảng từ 0,735kW đến 0,746kW.
Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi mã lực là gì và 1 mã lực bằng bao nhiêu kW. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết!
Mã lực thường được sử dụng để đo công suất của các loại máy móc, thiết bị, chẳng hạn như moto, xe máy, điều hòa, máy lạnh… Theo định nghĩa, mã lực là công cần thiết để nâng một vật có khối lượng 75kg lên độ cao 1m trong thời gian 1 giây (1 mã lực = 75kgm/s). Mã lực còn được gọi là ngựa, tên trong tiếng Anh là Horsepower, viết tắt là HP.
Mã lực - đơn vị đo công suất của các loại máy móc, thiết bị
Khái niệm “mã lực” trên được James Watt đưa ra lần đầu tiên vào năm 1782. Sau đó, người ta đã đưa ra nhiều loại mã lực khác nhau để phù hợp với điều kiện từng ngành
Đơn vị nhập khẩu và bán sản phẩm: CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI XNK LINH SƠN
Địa chỉ: Số 15B/24 Kim Đồng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0946.498.668 Mr Tú
Email: thonggiolinhson@gmail.com * Website: www.nedfon.com.vn